Cách công an xử lý khi bị quay phim, chụp ảnh.
Lực Lượng C91: "Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc" xin gửi đến toàn thể CBCS CAND bài viết sau để các đồng chí có thêm kinh nghiệm xử lý các vụ việc bị quay phim, chụp ảnh khi đang làm nhiệm vụ.
Thời gian qua, rất nhiều đoạn Clip hay ảnh chụp các CBCS CAND đang làm nhiệm vụ bị tung lên mạng internet hay mạng xã hội với những nội dung làm xấu đi hình ảnh người CAND đang làm nhiệm vụ. Trong những Clip và hình ảnh đó có những cái phản ánh đúng về những sai phạm của 1 số CBCS CAND khi thực thi nhiệm vụ, nhưng đa phần lại đều chỉ mang tính chất "bôi nhọ, nói xấu, vu khống" các CBCS CAND đang làm nhiệm vụ nhằm mục đích gây dư luận xấu, lôi kéo kích động 1 bộ phận quần chúng nhân dân về phía những đối tượng quay phim, chụp ảnh để tạo sức ép dư luận lên Ngành Công an. Từ đó làm mất uy tín và danh dự của Ngành Công an.
Lực lượng CAND cũng như Đảng và Nhà nước luôn ủng hộ việc nhân dân giám sát, kiểm tra các hoạt động thực thi nhiệm vụ của Ngành Công an nhưng phải đúng với quy định của pháp luật. Mọi hành vi làm trái pháp luật đều sẽ bị nghiêm trị xử lý!
Sau một thời gian nghiên cứu với sự hỗ trợ của một số chuyên gia về luật và cách xử lý tình huống của một số CBCS CAND có kinh nghiệm trong việc giải quyết các hành vi này theo đúng pháp luật và nghiệp vụ CAND. Lực Lượng C91: "Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc" xin đưa ra bài sau để CBCS CAND chúng ta tham khảo và có những cách giải quyết khôn khéo đối với những đối tượng như vậy.
LƯU Ý:
* Mọi người dân đều có quyền giám sát CBCS CAND đang thực thi công vụ nhưng phải bảo đảm an toàn về danh dự, nhân phẩm, nhân thân, danh tính, hình ảnh của CBCS CAND.
* Mọi hình thức ghi hình về CBCS CAND trong lúc đang thực thi công vụ phải bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan CSĐT, Cơ quan mà CBCS đang công tác, Các cơ quan có chứ năng giải quyết khiếu nại của nhân dân theo quy định của Pháp luật.
* Mọi hình thức ghi hình về CBCS CAND trong lúc đang thực thi công vụ mà không bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền mà tự ý tung lên mạng internet, mạng xã hội hay các mạng truyền thông khác mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền đều vi phạm:
- " Điều 6 (Luật khiếu nại năm 2011 (có hiệu lực 01/7/2012)). Các hành vi bị nghiêm cấm:
[...]
5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;
6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;
9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại."
- " Điều 8 Luật Tố cáo năm 2011 (có hiệu lực 01/7/2012)). Những hành vi bị nghiêm cấm:
[...]
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo."
- "Điều 31 (Bộ luật Dân) sự quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh..
Suy ra, tức là muốn ghi hình hay, sử dụng hình ảnh (video, ảnh) của người khác đều phải được "sự đồng ý" của người đó. Nếu không được sự đồng ý thì là vi phạm luật.
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 25 Bộ luật Dân sự, khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại."
* Theo đó nếu tính chất vụ việc tăng lên mức hình sự người tiến hành ghi hình CBCS CAND sẽ bị xử lý theo Bộ Luật Hình Sự tùy theo tính chất mức độ và hành vi.
HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG NHƯ SAU:
Với hành vi của các đối tượng tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm, khiêu khích CBCS Công an làm nhiệm vụ khi bị tổ công tác khống chế nhưng đối tượng không chịu hợp tác còn lăng mạ người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát thì tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi cụ thể có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tương ứng đó. Ngoài ra nếu đối tượng hay người dân xung quanh dùng các thiết bị thu phát có chức năng chụp ảnh, quay phim, ghi hình đang tiến hành ghi hình lực lượng chức năng thì CBCS CAND nên thực hiện tuần tự những biện pháp sau:
- Trước tiên phải thật bình tĩnh quan sát tình hình.
- Trường hợp này chỉ cần yêu cầu giữ nguyên hiện trường, lập biên bản hoặc yêu cầu công an xã/phường/quận/huyện tới lập biên bản chống người thi hành công vụ. Còn những người chống đối nếu không đồng ý có quyền ghi vào biên bản hoặc gửi đơn kiện đến các cấp. Tuyệt đối không đôi co với đối tượng ngoài đường.
- Về việc quay phim, 1 đồng chí chỉ cần ra chào và chính thức yêu cầu không quay phim chụp hình người đang làm công vụ nếu không sẽ xử lý theo pháp luật vì không tuân thủ theo lệnh của người đang thi hành công vụ.
- Nếu họ nói là họ có quyền ghi hình thì lấy máy ghi hình của CBCS CAND ra chụp hình họ lại, nếu họ có đi xe máy thì ghi lại biển số xe và nói sẽ yêu cầu đến cơ quan công an để làm chứng về vụ việc, lấy đó làm chứng cứ chứng minh ngược lại.
- Sau đó mời những người đang tiến hành ghi hình về trụ sở công an phường. Tại công an Phường yêu cầu giao phương tiện ghi hình làm chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra chứng minh. Người dân cần yêu cầu CBCS tại công an Phường viết biên nhận hoặc biên bản xác nhận có thu giữ thiết bị ghi hình loại gì, màu sắc, nội dung, thời gian quay của thiết bị trong đó có độ dài bao nhiêu, ghi hình những ai.
NẾU ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHẤP HÀNH MỆNH LỆNH CỦA NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ VỀ VIỆC NGỪNG GHI HÌNH THÌ ÁP DỤNG THEO SAU ĐÂY:
- Nhờ một đồng chí dùng thiết bị có khả năng ghi hình, chụp ảnh tiến hành ghi hình song song (ghi hình người đang thực hiện hành vi, ghi hình biển số xe, hiện trường vụ việc).
- Tiến hành chào, hỏi theo đúng quy định của Ngành Công an. Sau đó yêu cầu họ ngừng ngay hành vi quay phim chụp ảnh lực lượng đang làm nhiệm vụ để bảo đảm tính nghiệp vụ và nhân thân, danh tính của CBCS CAND, sau đó mời họ về trụ sở CA để bàn giao các đoạn ghi hình cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Nếu yêu cầu và mời về trụ sở CA mà không thực hiện theo là cấu thành chống người thi hành công vụ, phải cưỡng chế, lập biên bản vi phạm căn cứ theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ. Trong lúc đó CBCS CAND cũng có thể ghi hình lúc chúng ta nhẹ nhàng yêu cầu họ chấp hành luật.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh sự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, với hành vi không hợp tác và lăng mạ các CBCS CAND đang làm nhiệm vụ nói trên, kết hợp với người này trên 16 tuổi hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999. Và hình phạt sẽ tương ứng với hành vi phạm tội mà người này thực hiện thuộc khoản 1 hay khoản 2 của điều luật trên hoặc có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP.
[BL-C91]