Nói chung một khi đã ra đường thì xe điên là một, CSGT là hai mình đều nên tránh, vì cả hai đều có thể ụp đến một cách bất thần và có sức tàn phá rất cao.
Xe điên thì rõ là kinh và sợ rồi, còn CSGT, về lý thuyết thì mình không có gì phải sợ nếu mình đi đúng luật, nhưng theo kinh nghiệm là thực tế không giống như lý thuyết, do hoặc CSGT lờ đi luật, hoặc vô tình – cố ý áp dụng sai luật, nên nhiều khi bạn vẫn phải bỏ tiền ra chịu phạt vì những lỗi mà đáng lẽ không phải trả ngu phí. Các kinh nghiệm đối phó phòng ngừa và chống trả, rất đơn giản nhưng phức tạp, đấy là nắm rõ luật. Trước khi kêu gọi đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài khi bị bắt, trước hết bạn phải biết mình sai ở đâu và không sai ở đâu, CSGT có quyền gì trong trường hợp đó thì mới tự bảo vệ được bản thân.
Xe điên thì rõ là kinh và sợ rồi, còn CSGT, về lý thuyết thì mình không có gì phải sợ nếu mình đi đúng luật, nhưng theo kinh nghiệm là thực tế không giống như lý thuyết, do hoặc CSGT lờ đi luật, hoặc vô tình – cố ý áp dụng sai luật, nên nhiều khi bạn vẫn phải bỏ tiền ra chịu phạt vì những lỗi mà đáng lẽ không phải trả ngu phí. Các kinh nghiệm đối phó phòng ngừa và chống trả, rất đơn giản nhưng phức tạp, đấy là nắm rõ luật. Trước khi kêu gọi đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài khi bị bắt, trước hết bạn phải biết mình sai ở đâu và không sai ở đâu, CSGT có quyền gì trong trường hợp đó thì mới tự bảo vệ được bản thân.
Trường hợp 1: CSGT chặn xe bạn nhưng không tìm ra được lỗi vi phạm. CSGT tiếp tục đòi được kiểm tra hành chính thông thường.
Căn cứ: Thông tư 27 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số 27/2009/TT-BCA(C11))
Theo thông tư 27, Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Trường hợp 2: CSGT chặn xe bạn vì lỗi vượt quá tốc độ tối đa, trong khi bạn chắc chắn rằng mình không hề vượt quá.
Căn cứ: Thông tư số 11/2007/TT-BCA (C11) về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông quy định:
Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.
Giải pháp:
1. Ngay cả khi bạn đi vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h, bạn không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở và được đi tiếp. Mức phạt thấp nhất được Luật quy định dành cho lỗi vượt quá tốc độ tối đa là 300k-500k với khoảng vượt từ 5km/h đến 10km/h (Nghị định 34).
2. Nếu CSGT không đưa ra được bằng chứng chứng minh bạn vượt quá tốc độ cho phép thì không được phép lập biên bản và cũng không được phép kiểm tra giấy tờ bạn. Vẫn lằng nhằng đòi “Kiểm tra hành chính thông thường” thì áp dụng Trường hợp 1.
Một số hiểu biết sai lầm khi đi trên đường:
- Vượt đèn đỏ sẽ bị phạt, còn vượt đèn vàng thì không bị phạt:
Thực tế là vượt đèn vàng vẫn bị phạt. Theo Luật giao thông đường bộ, khi xe bạn đã qua khỏi vạch dừng xe mà đèn chuyển sang vàng thì có thể đi tiếp, còn trước khi xe bạn vượt qua vạch dừng, đèn chuyển sang vàng, bạn buộc phải dừng, ngay cả khi đèn chưa đỏ. Trong trường hợp bạn vẫn tiếp tục đi tiếp thì có thể bị xử lý lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông” và bị phạt tiền từ 200k-400k. (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – 34/2010/NĐ-CP).
- Mua/bán xe không cần phải làm giấy tờ:
Thực tế là có cần. Nếu mua xe mà không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định, bạn có thể bị phạt tiền từ 100k-200k. (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – 34/2010/NĐ-CP). Tuy nhiên Luật không cấm bạn sử dụng xe không chính chủ, nên chiếc xe bạn đang đi hoàn toàn có thể là “mượn” của bạn bè, CSGT làm gì có quyền phạt ?
- Trời còn sáng nên không cần bật đèn:
Thực tế là có. Thời gian buộc phải sử dụng đèn là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, xe đi trên đường bắt buộc phải bật đèn, dù trời mùa hè đến 7 rưỡi mới tối. Ngoài ra trong khu vực đô thị hoặc khi có xe khác đi ngược chiều, người điểu khiển xe – tức là bạn – cũng không được sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha – còn đèn chiếu gần là cos). Phạm một trong các lỗi trên sẽ bị bị phạt hành chính từ 200k – 400k (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – 34/2010/NĐ-CP)
Cuối cùng, dù có bị bắt đúng hay bắt láo, mình cũng xin các bạn hãy là một người đi đường văn minh, nghĩa là không chọn phương án 50/50 mà nhất định phải lấy biên lai, biên bản. Cứ tôn trọng luật đi rồi luật sẽ tôn trọng bạn.
Tải Cẩm nang tác chiến để có thêm kinh nghiệm bảo vệ bản thân tại đây.
|----------------------------------------------------------------|
Và sau đây là mẫu câu Q&A để các bạn tham khảo:
- CSGT: Em cho anh kiếm tra giấy tờ!
- Mình: Chào đồng chí, đồng chí chưa chào tôi theo đúng điều lênh!
- CSGT: Ừ…à (Lúc này mới đưa tay chào theo điều lệnh và đổi giọng) => Đề nghị chị cho xem giấy tờ.
- Mình: Theo điều 14 thuộc thông tư 65 quy định về điều kiện CSGT được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát nếu ko có mệnh lệnh tổng kiểm soát thì đồng chí phải có trách nhiệm thông báo lỗi của tôi trước khi yêu cầu kiểm tra giấy tờ!
- CSGT: [Biến sắc] Chị chạy xe quá tốc độ cho phép!
- Mình: Đồng chí có bằng chứng ko?
- CSGT: Bằng chứng thì 15 ngày sau lên đóng phạt rồi lấy
(Câu này nghe mãi nhàm rồi, nhất là CSGT ở Đồng Nai)
- Mình: Đồng chí có cần tôi nhắc lại điều 3 nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ko?
- CSGT: [Tái mặt tập 2, lảng đi chỗ khác, kêu 1 anh CA khác tới]
- Mình: Tôi đang làm việc với đồng chí kia, đồng chí nào dừng xe tôi thì tôi làm việc với đồng chí đó!
- CSGT 2: Có việc gì đấy chị!
- Mình: Đồng chỉ bảo với CSGT lúc nãy dừng xe của tôi lại báo cáo lại cho đồng chí rõ nhé!
- CSGT 2: Mời chị đến làm việc với sếp của chúng tôi!
- Mình: Đứng nãy giờ tôi chưa rõ mình vi phạm gì, vậy cho nên đồng chí mời sếp của đồng chí đến đây làm việc với tôi!
- CSGT 2: Chúng tôi có thể đưa xe về đồn, chị đang chống người thi hành công vụ.
- Mình: Còn tôi thì có thể kiện đồng chí tội vu khống và làm sai luật!
CSGT 2 bỏ đi. Sau 1 lúc “hội ý“, CSGT lúc đầu tuýt mình lại đi đến và nói:
- CSGT: Xin lỗi chị, lúc nãy chúng tôi có chút nhầm lẫn, mời chị tiếp tục lưu thông.
|----------------------------------------------------------------|
- Chào anh, vui lòng cho kiểm tra giấy tờ xe - Không giơ tay chào mình
- Chào đồng chí, xin hỏi tôi phạm lỗi gì? - Mình giơ tay chào cho đúng luật
- Anh vượt đèn đỏ
- Khi tôi tới vạch chắn ngang thì đèn xanh còn 2 giây, sao lại gọi là vượt đèn đỏ ạ?
- Tôi thấy rõ ràng anh vượt đèn đỏ :|
- Thưa anh, anh không thể nói như vậy được, tôi phân tích cho anh một số trường hợp sau đây:
1. Khi tôi nhìn thấy các anh, liền nhìn lên đèn tín hiệu vẫn còn xanh và còn 2 giây, như vậy tôi vẫn được quyền chạy tiếp. Theo điều 10, khoản 3, điều 11 của luật giao thông đường bộ khi xe đã chạy qua vạch sơn mới có tín hiệu đèn vàng thì được tiếp tục chạy. Như vậy là tôi không vi phạm luật.
2. Trong trường hợp đèn xanh còn 1 giây khi tôi cán qua vạch dừng lại, thì với tốc độ 38k/h (lúc ấy mình cũng chẳng nhớ rõ con số chính xác, nhưng nhớ quy định tốc độ tối đa trong thành phố khu vực đông dân cư là 40km/h nên mình cho số nhỏ hơn :D), tôi sẽ chạy được khoảng 38.000/3600 >= 10m/giây, so với lòng đường này tầm khoảng 10m, và đèn vàng 3 giây + 1 giây đèn xanh là tôi đi được ít nhất khoảng 20-40m, nghĩa là có thể vượt qua đường mà chưa đèn đỏ, hơn nữa khi anh thổi tôi vào thì làn đường ngang mới bắt đầu đi. Như vậy cũng theo luật đã nói lúc nãy, kèm theo căn cứ thì không thể gọi là vượt đèn đỏ.
3. Cùng lúc anh thổi tôi vào còn có khoảng 6, 7 xe chạy cùng, thậm chí chạy sau em (chuyển qua xưng em để vuốt câu cuối), anh nghĩ tụi em đủ gan dạ để thấy các anh công an đứng ngay bên đường mà dám vượt qua sao?
- Anh cho tôi kiểm tra giấy tờ.
- Dạ đây ạ, bằng lái, bảo hiểm, CMND, anh còn cần em đưa gì nữa không?
- Thôi đi đi - Anh ấy xem qua, và nói với giọng khó chịu...
- Vâng, em cảm ơn anh.
|----------------------------------------------------------------|
Các bạn ra đường nên nhớ 1 số cái luật căn bản để phòng thân nữa như:
- Phat đèn đỏ, ko kính chiếu hậu, mũ bảo hiểm, ko bao hiểm... bao nhiêu tiền. Vì có nhiều anh GT đưa số tiền phạt trên trời ko à, để làm gì sau đó thì mình ko biết
- Bật đèn sáng từ 6 giờ tối trở đi..
- Nói chung là những lỗi nhỏ hay mắc phải.
Chúc bạn luôn lái xe đúng luật và an toàn!
Sưu tầm, tổng hợp Internet.