Có bạn nói: "Xét nghiệm làm gì? Bị có nghĩa là chết. Không có thuốc thì biết được hay không có giải quyết vấn đề gì đâu".
Xét nghiệm hay không là tùy quan điểm mỗi người. Biết mình bị nhiễm HIV người ta hay có lúc hoảng sợ, lo lắng. Nhưng nếu biết được thì cũng có một cái lợi. Bạn sẽ biết mà chú ý sǎn sóc sức khỏe bản thân chu đáo hơn. Vả lại, nếu có nhiễm HIV mà không biết thì có khi ta vẫn tiếp tục sống không cẩn thận, mang HIV lây cho người khác thì tội người ta lắm.
Xét nghiệm hay không là tùy quan điểm mỗi người. Biết mình bị nhiễm HIV người ta hay có lúc hoảng sợ, lo lắng. Nhưng nếu biết được thì cũng có một cái lợi. Bạn sẽ biết mà chú ý sǎn sóc sức khỏe bản thân chu đáo hơn. Vả lại, nếu có nhiễm HIV mà không biết thì có khi ta vẫn tiếp tục sống không cẩn thận, mang HIV lây cho người khác thì tội người ta lắm.
Người ta thường gọi là xét nghiệm HIV hay xét nghiệm AIDS, nhưng về thực chất nó không phải là xét nghiệm tìm con vi rút HIV. Khoảng 3 đến 6 tháng sau khi HIV vào cơ thể, cơ thể sẽ tạo ra chất kháng thể chống lại HIV. Đáng buồn là kháng thể này bất lực, không trị được HIV. Nhưng kháng thể là dấu hiệu cho thấy có nhiễm HIV. Do đó xét nghiệm là tìm kháng thể HIV.
Nhược điểm của cách xét nghiệm này là có khi có nhiễm vi rút HIV nhưng không tìm ra kháng thể vì kháng thể chưa có. Do đó người ta rất lưu ý "thời kỳ cửa sổ".
Thời kỳ cửa sổ: là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp tại kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỉ. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 3 tháng, cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.
☼ Ba loại kết quả xét nghiệm:
- Dương tính: trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là bạn có HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có vi rút HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang.
- Âm tính: trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng: hoặc là bạn không có HIV, hoặc là bạn có HIV nhưng đang ở trong "thời kỳ cửa sổ''.
- Không rõ: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong "thời kỳ cửa sổ", cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng.
☼ Liệu có được bí mật không?
- Có. Khi gặp gỡ, bác sĩ xét nghiệm sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của bạn, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Song, nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.
- Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố có xét nghiệm HIV. Các trung tâm y tế tỉnh cũng có dịch vụ này. Bạn có thể đến đó xét nghiệm. Nếu ngại, bạn có thể gọi điện thoại hỏi trước đến cần gặp ai, tên là gì, để khi đến bạn chỉ cần hỏi tên thôi, không phải nói: ''Cho tôi xét nghiệm HIV"
Bạn hãy gọi điện cho 1080 hỏi địa chỉ và số điện thoại của các trung tâm y tế quận, tỉnh, nơi thường có dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV. Hoặc bạn hãy tham khảo danh sách một số cơ sở xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS.
☼ Chi phí xét nghiệm:
- Không có một mức thống nhất. ở một số điểm có thể xét nghiệm miễn phí. Một số điểm khác có mức phí khoảng từ 25.000 đồng đến 40.000 đồng.
☼ Phải làm gì khi có kết quả xét nghiệm?
- Nếu đã quá thời gian ''cửa sổ" mà bạn xét nghiệm có kết quả âm tính thì quả rất là mừng. Nhưng hãy cẩn thận. Đừng nghĩ là mình chưa bị thì sẽ không thể nào bị nhé. Bạn may mắn lắm đấy. Nhưng người ta thường bảo: "Đi đêm lắm có ngày gặp ma" mà. Bạn đừng lặp lại những việc nguy hiểm nữa.
- Nếu kết quả là không rõ thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đến xét nghiệm lại.
☼ Nếu dương tính thì sao?
- Nhiều người sợ chết, nhiều người lo sợ người khác biết thì sẽ xấu hổ và có thể người ta sẽ miệt thị mình. Nhiều người không biết có nên cho gia đình biết không. Có người sẽ tò mò muốn biết sao ta bị nhiễm v.v... Cuộc sống sẽ thay đổi hẳn. Nhưng nhiễm HIV không có nghĩa là tất cả đã hếta